75 Ca Văn Thỉnh, Phường 11, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

NGÀNH LOGISTICS KHAN HIẾM NHÂN SỰ

    Ngành logistics Việt thiếu 2,2 triệu nhân lực và cần bổ sung khoảng 200.000 người lao động chất lượng cao, có bằng cấp, năng lực ngoại ngữ, vào năm 2030.

    Trong khi đó, sinh viên tốt ngiệp từ các đơn vị đào tạo chỉ có 2.500 sinh viên, học viên mỗi năm, theo dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam vào năm 2022.

     

     

    Dự báo kỹ năng nghề logistics 2021-2023 của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề logistics cũng cho thấy, nhân lực hiện tại chưa đáp ứng hầu hết các nhu cầu như: khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng phần mềm, kiến thức và kỹ năng về quản trị thu mua, vận tải, kho hàng...

    Riêng tại TP HCM, Viện Nghiên cứu phát triển về chất lượng nguồn nhân lực logistics địa phương đã ghi nhận, 53,3% doanh nghiệp thiếu nhân viên có trình độ và kiến thức về logistics, 30% đơn vị có đào tạo lại nhân viên và chỉ 6,7% hài lòng với trình độ chuyên môn của người lao động.

    Những con số này cho thấy công tác đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu và tương xứng với tiềm năng của ngành. Việt Nam có thể trở thành trung tâm trung chuyển lớn của khu vực và thế giới nhờ lợi thế nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, hệ thống cảng biển trải dài từ Bắc vào Nam gắn với nhiều hành lang kinh tế trong vùng cùng sự phát triển của ngành thương mại điện tử.

    Trước bối cảnh này, Trường Đại học Hoa Sen (HSU) đưa ra giải pháp và chia sẻ mô hình doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nhân lực ngành logistic. Trường hướng tới xây dựng hệ sinh thái đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

    "Mô hình này tạo được sự kết nối thành 'một nhà', từ đó, chia sẻ được tài nguyên giữa các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp", đại diện HSU chia sẻ.

    Để củng cố hệ sinh thái, Trường Đại học Hoa Sen đổi mới chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Thương mại điện tử tiệm cận với những thay đổi của ngành. Trong đó, hai chương trình Kinh doanh quốc tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường đều đạt chuẩn kiểm định FIBAA (Thụy Sĩ).

    Song song, trường bổ sung các học phần đào tạo mang tính "thực chiến" theo nhu cầu của nhà tuyển dụng, giảng dạy lý thuyết luôn gắn kết với trải nghiệm thực tế. Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm làm việc ở vai trò quản lý, trải nghiệm từ thực tế doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, sinh viên có thể thừa hưởng nhiều kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập.

    Theo cô Trần Thị Trúc Lan - Giám đốc chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng HSU, hiện nay, trường có nhiều đối tác chiến lược trong lĩnh vực logistics, trong đó có chương trình quốc tế FIATA. Nhờ vậy, sinh viên sẽ học 8 môn chuyên ngành sâu theo tài liệu chuẩn chương trình này và được cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị toàn cầu.

    "Các bạn được tham gia các hoạt động thực địa, đào tạo thực hành một số môn chuyên ngành tại doanh nghiệp qua một trong những nền tảng công nghệ logistics lớn nhất Việt Nam", bà chia sẻ.

    Bài viết liên quan

    5 LÍ DO GIÁN ĐOẠN CHUỖI CUNG ỨNG
    25 Apr

    5 LÍ DO GIÁN ĐOẠN CHUỖI CUNG ỨNG

    Chuỗi cung ứng bị gián đoạn suốt thời gian dài do tác động từ Covid-19, cuộc xung đột Nga – Ukraine, giá dầu tăng, suy thoái kinh tế và thời tiết khắc nghiệt.

    LOGISTICS XANH ĐÓNG GÓP GÌ CHO KINH TẾ BỀN VỮNG
    25 Apr

    LOGISTICS XANH ĐÓNG GÓP GÌ CHO KINH TẾ BỀN VỮNG

    Các quốc gia nên nỗ lực cải thiện kỹ năng cho lực lượng lao động để họ đứng vững trong thị trường đang không ngừng phát triển, đồng thời, cần đưa ra các phương thức hoạt động bền vững hơn.

    THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VẬN TẢI SẼ TĂNG HƠN 5,7%
    25 Apr

    THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VẬN TẢI SẼ TĂNG HƠN 5,7%

    Thị trường được thúc đẩy bởi việc tăng gia công phần mềm logistics, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và nhu cầu giao hàng thực phẩm, đồ dễ hỏng, vật tư y tế ngày càng cao. Logistics vận tải được phân chia theo các loại hình: đường bộ, hàng hải, đường sắt, hàng không.

    TARGET ĐẦU TƯ 100 TRIỆU USD XÂY CHUỖI TRUNG TÂM LOGISTICS
    25 Apr

    TARGET ĐẦU TƯ 100 TRIỆU USD XÂY CHUỖI TRUNG TÂM LOGISTICS

    Target kỳ vọng mạng lưới các trung tâm logistics sẽ giúp khâu phân loại hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Đồng thời, các điểm mới xây cũng góp phần cắt giảm chi phí giao đơn đặt hàng trực tuyến, tạo thêm việc làm cho người dân bản địa

    “SÓNG” LOGISTICS RẼ HƯỚNG SANG CHÂU Á
    25 Apr

    “SÓNG” LOGISTICS RẼ HƯỚNG SANG CHÂU Á

    Làn sóng đầu tư cảng cạn ở châu Á cũng khắc họa rõ nét xu hướng di chuyển trục logistics sang châu Á. Trong hàng thập kỷ, giao thương châu Á chỉ là một chiều: các container chở đầy hàng hóa sản xuất bởi lao động giá rẻ châu Á được đưa sang các thị trường phát triển và chiều về chủ yếu là các container rỗng.

    hotline
    ZALO
    MESS